Nhổ răng sữa nhẹ nhàng và không đau cho trẻ

Hiện nay vẫn còn không ít phụ huynh còn quan niệm rằng răng sữa là không quan trọng, rất ít chức năng. Khi trẻ trưởng thành răng sữa được thay thế hoàn toàn bằng những chiếc răng mới nên hầu như không để tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con.

Thông thường một chiếc răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một chiếc răng vĩnh viễn mọc lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị sâu, hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến tuổi thay sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn tương ứng, răng vĩnh viễn có thể sẽ mọc chậm, mọc lệch, gây ra lệch lạc khớp cắn ở bộ răng sau này

nho rang sua nhe nhang va khong dau

Nhổ răng sữa nhẹ và nhàng và không đau

Hệ răng sữa ở trẻ em là gì?

Hệ răng sữa ở trẻ em : là bộ răng tạm thời, bất đầu mọc lúc khoảng 6 tháng tuổi và mọc đầy đủ lúc khoảng 24-36 tháng tuổi . Ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái , bao gồm : 8 răng cửa sữa, 4 răng nanh sữa, 8 răng cối sữa . Tuy chúng chỉ có 20 cái và là bộ răng tạm thời, chúng chỉ tồn tại trong miệng trong khoảng thời gian ngắn .

He rang sua o tre em

Hệ răng sữa ở trẻ em

Chức năng quan trọng của hệ răng sữa:

– Tiêu hóa : bộ răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát .
– Giữ khoảng : chức năng thứ hai được biết đến của răng sữa là giữ khoảng ( giữ chỗ ) trên cung hàm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Đồng thời các răng sữa này cũng sẽ hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc lên trong thời kì thay răng.
– Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm : nhờ có các răng sữa, bé có thể cắn xé và nhai nghiền thức ăn – chính những động tác này góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển
– Phát âm : nếu như có sự mất sớm các răng sữa phía trước ( răng của sữa và răng nanh sữa ), có thể ảnh hưởng và gây khó khăn cho sự phát âm trong khi trẻ nói chuyện và học ngoại ngữ . Thí dụ : khó phát các âm như “ph” , “v”, “s”, “f”, ” z”, “th” trong lúc học tiếng Anh
– Thẩm mỹ : hệ răng sữa còn giữ chức năng thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ . Khi trẻ tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện, làm cho sự phát âm của trẻ bị ảnh hưởng

He rang sua cua tre nam giu nhieu chuc nang quan trong

Hệ răng sữa của trẻ nắm giữ nhiều chức năng quan trọng

Mặc dù răng sữa có những công dụng lớn lao như vậy, tuy nhiên răng sữa lại rất dễ bị sâu và sự tiến triển sâu răng trên răng sữa diễn ra rất nhanh, do vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc răng cho trẻ.

Sâu răng sữa phát triển như thế nào?

Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em.
Trong miệng, có rất nhiều vi khuẩn. Hàng trăm vi khuẩn khác nhau sống trên bề mặt của răng, lợi, lưỡi và những nơi khác trong miệng. Một số trong đó đó là những vi khuẩn tốt. Nhưng một số khác lại có hại cho sức khỏe răng miệng và gây sâu răng.

Sau rang sua phat trien nhu the nao

Sâu răng sữa phát triển như thế nào?

Sâu răng là kết quả của một quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn để sản sinh ra a-xít. Theo thời gian, những a-xít này sẽ làm mất khoáng hóa tổ chức cứng và tạo ra những lỗ sâu trên răng
Tần suất sử dụng đường giữa các bữa ăn là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, chứ không phải là lượng đường sử dụng. Trẻ thường xuyên ăn vặt và uống các sản phẩm có đường thì nguy cơ sâu răng càng cao. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây sâu răng như: giảm tiết nước bọt ở trẻ, trẻ ngậm cơm, bú bình, vệ sinh răng miệng kém

Khi nào nên thay răng sữa cho bé?

Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:

STT Thứ tự thay răng sữa Độ tuổi bé thay răng
1 Răng cửa giữa 5-7 tuổi
2 Răng cửa bên 7-8 tuổi
3 Răng hàm sữa thứ nhất 9-10 tuổi
4 Răng nanh sữa 10-11 tuổi
5 Răng hàm sữa thứ hai 11-12 tuổi
Khi nao nen thay rang sua cho be

Khi nào nên thay răng sữa cho bé?

Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Buộc phải thay răng sữa khi nào?

Theo các bác sĩ tại nha khoa Việt Úc, nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau
– Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
– Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, hư tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
– Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.

Be buoc phai thay rang sua khi nao

Bé buộc phải thay răng sữa khi nào?

Những bé nào không nên nhổ răng sữa?

Các bác sĩ ở nha khoa Việt Úc khuyên không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp sau:
– Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
– Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ
– Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.

Nhung be nao khong nen nho rang sua

Những bé nào không nên nhổ răng sữa?

Nên nhổ răng sữa cho trẻ em ở đâu?

Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp theo dõi quá trình mọc răng của trẻ cũng như phát hiện sớm các bệnh răng miệng như sâu răng. Không nên cho bé nhổ răng quá sớm vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khuôn mặt và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha niềng răng sau này.

Quy trình nhổ răng trẻ em không đau, an toàn, chuyên nghiệp

Nho rang sua khong dau an toan chuyen nghiep

Nhổ răng sữa không đau, an toàn, chuyên nghiệp

– Đầu tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bé, chụp phim X – Quang để kiểm – tra hình dạng, vị trí của răng sữa cần nhổ có ảnh hưởng gì đến các răng khác hay không.
– Bé sẽ được vệ sinh răng miệng sạch khuẩn, gây tê và tiến hành nhổ răng nhẹ nhàng không đau.
– Sau khi điều trị xong, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn và hướng dẫn ba mẹ cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ tại nhà, những thực phẩm nào nên và không nên ăn.
– Hẹn lịch tái khám để kiểm tra theo dõi tình trạng của bé.

Cam kết nhổ răng sữa cho bé nhẹ nhàng không đau:
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ bác sĩ của phòng khám nha khoa Việt Úc nhổ răng trong môi trường vô trùng khử khuẩn tuyệt đối nhẹ nhàng và không đau. Chúng tôi sẽ mang lại cho con bạn nụ cười thoải mái và cắt đứt mọi cơn đau răng của trẻ em.

Nếu bạn còn đang thắc mắc về vấn đề giá cả hãy tham khảo bảng giá nhổ răng tại nha khoa Việt Úc.