KỸ THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG GHÉP IMPLANT

Ghép xương trong implant là phương pháp bổ sung xương vào vị trí cần cấy ghép implant để giúp tăng thể tích xương, đáp ứng hiệu quả và an toàn cho ca trồng răng implant. Trong một số trường hợp xương hàm nhỏ, mỏng, không đảm bảo việc đặt trụ implant, nếu không thực hiện ghép xương sẽ dẫn tới thất bại khi trồng răng implant rất lớn. Ghép xương trong implant là một thủ thuật có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với những trường hợp bị mất răng lâu ngày, thiếu xương hoặc tiêu xương. Những trường hợp này thường xương hàm không đủ đảm bảo về chiều dày, chiều cao thích hợp để đặt trụ implant.

Bác sỹ sẽ thực hiện thủ thuật mở lợi, đưa vật liệu ghép xương trong implant vào vị trí cần bổ sung xương, sau đó được khâu lại. Sau khi thực hiện ghép xương, xương đảm bảo chắc chắn, giúp trụ implant đứng vững, tăng hiệu quả thành công cho ca trồng răng implant, ngăn chặn tiêu xương tái phát về lâu dài.

12

I.TRƯỜNG HỢP CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH GHÉP XƯƠNG TRONG IMPLANT

CHỈ ĐỊNH

  • Mật độ xương hàm quá mỏng và yếu
  • Xương hàm bị tiêu do thời gian mất răng quá lâu
  • Bị trấn thương mạnh hoặc bị di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh nhiễm trùng trong miệng
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Bệnh nhân có phản ứng loại thải với vật liệu thép
  • Người nghiện chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,…

Ghép xương được thực hiện trong việc cấy ghép Implant. Khi xương hàm bị tiêu nhiều, kích thước của xương hàm bị hạn chế, sóng hàm hẹp không đủ để giữ Implant vững chắc.Với những trường hợp này, bạn cần phải làm tăng kích thước xương bằng cách nong xương, ghép xương hay nâng xoang

II.KỸ THUẬT GHÉP XƯƠNG TRONG IMPLANT

Ghép xương bao gồm ghép xương khối, ghép xương bột hoặc nẻ xương…

  • Ghép xương nhân tạo: Thành phần chính của xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, có thể tự tiêu tan. Xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan. Trong đó, cứ 1 tháng, xương tự thân sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép Implant và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên Implant. Đây là một dạng xương sinh học được ghép vào nơi cần cắm Implant. Kiểu ghép xương này cũng rất hiệu quả và an toàn.
  • Ghép xương tự thân: xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân (xương chậu, xương vùng cằm,…) ghép vào nơi thiếu xương. Kiểu ghép xương này thường cho kết quả tốt bởi vì xương này được cơ thể chấp nhận dễ dàng.

Với kỹ thuật này yêu cầu phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. Và phải được thực hiện tại những trung tâm nha khoa uy tín, có chất lượng với hệ thống máy móc trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, đạt tiêu chuẩn về cả chất lượng và an toàn. Vì vậy, NHA KHOA VIỆT ÚC chính là địa chỉ tin cậy cho khách hàng ….

III.ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KỸ THUẬT GHÉP XƯƠNG IMPLANT

ƯU ĐIỂM

  • Kỹ thuật ghép xương giúp người mất răng lâu năm, bị tiêu xương lấy lại khả năng trồng răng Implant.
  • Ghép xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm.
  • Tăng tính thẩm mỹ, ngăn ngừa tụt lợi vùng cấy ghép Implant đặc biệt ở vùng răng thẩm mỹ phía trước
  • Tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.
  • Giữ được sự tươi trẻ của khuôn mặt.
  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm.

NHƯỢC ĐIỂM