Ghép xương răng là phương pháp sử dụng xương nhân tạo hoặc xương tự thân ghép vị trí bị tiêu xương cho xương hàm đủ chắc khỏe để có thể cấy ghép răng Implant. Tuy nhiên, cấy ghép xương hàm là gì? Ghép xương hàm có đau không? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều khách hàng. Trong bài viết này, nha khoa Việt Úc sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật ghép xương trong Implant.
1. Ghép xương răng là gì?
Kỹ thuật ghép xương răng, ghép xương hàm hay ghép xương trong Implant là kỹ thuật sử dụng bột xương nhân tạo hoặc sử dụng chính xương tự thân bên trong cơ thể của khách hàng (Ví dụ như: Xương hàm mặt, xương gò má,…) để bổ sung vào vị trí xương hàm bị thiếu (tiêu xương). Kỹ thuật này có mục đích phục hồi lại lượng xương bị tiêu, hỗ trợ cho việc cấy ghép răng Implant, ngăn ngừa tình trạng xương hàm, cơ mặt bị lão hóa, biến dạng.
2. Các phương pháp ghép xương răng phổ biến nhất
Ghép xương hàm hiện nay có 2 phương pháp chính là ghép xương nhân tạo và ghép xương tự thân. Vậy sự khác biệt của 2 phương pháp ghép xương này là gì?
2.1. Ghép xương nhân tạo là gì?
Ghép xương nhân tạo là phương pháp sử dụng các loại xương được tổng hợp nhân tạo để cấy ghép trực tiếp vào vùng xương hàm bị tiêu. Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật thực hiện đơn giản, nguyên liệu luôn có sẵn, bệnh nhân chỉ cần cấy ghép 1 lần là được.
Tuy nhiên, ghép xương nhân tạo lại có nhược điểm là xương không bị đào thải do không tương thích sinh học với cơ thể. Nếu muốn cấy ghép Implant lại, bạn cần phải tốn thêm chi phí và thời gian loại bỏ xương nhân tạo.
2.2. Ghép xương tự thân là gì?
Ghép xương tự thân là kỹ thuật sử dụng xương ở 1 số vị trí trên cơ thể như xương gò má, xương cằm, xương chậu,… để cấy ghép vào vị trí bị tiêu xương trên cung hàm. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tích hợp xương cao, không lo bị đào thải.
Tuy nhiên, cấy ghép xương tự thân lại có nhược điểm phải phẫu thuật tại 2 vị trí khác nhau trên cơ thể, chi phí phẫu thuật cao và phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề rất giỏi mới thực hiện được.
3. Tại sao cần phải ghép xương trong Implant?
Trước khi tìm hiểu, ghép xương hàm có đau không, hãy cùng việt Úc tìm hiểu nguyên nhân vì sao cần phải ghép xương hàm.
+ Bù lại khoảng xương hàm đã bị tiêu mất: Với trường hợp mất răng lâu ngày, xương hàm sẽ dễ bị tiêu đi làm cho khuôn mặt trở lên già hơn, các răng xung quanh dễ bị gãy rụng hơn. Ghép xương răng giúp bù lại khoảng xương đã mất, giúp khuôn mặt trở lên cân đối hơn.
+ Ghép xương trong Implant: Giúp tăng thể tích xương hàm để trụ Implant tích hợp nhanh với xương hàm, không bị lung lay, lỏng lẻo, hạn chế tình trạng đào thải do thiếu xương gây ra.
+ Ngăn ngừa tình trạng biến dạng khuôn hàm, lão hóa sớm: Ghép xương răng giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, khắc phục được tình trạng các răng bên cạnh bị xô lệch về vị trí mất răng, ảnh hưởng tới khớp cắn và thẩm mỹ nụ cười.
4. Ghép xương hàm có đau không?
Bất cứ một dịch vụ nha khoa nào liên quan tới phẫu thuật đều gây ra không ít thì nhiều những đau nhức cho người bệnh. Ghép xương răng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trong quá trình ghép xương răng, bạn sẽ được gây tê nên sẽ không có cảm giác đau. Bạn sẽ hoàn toàn không phải lo lắng vấn đề ghép xương hàm có đau không nữa.
Sau khi ghép xương hàm, có thể bạn sẽ cảm thấy đau nhức trong 1 – 2h đầu sau khi cấy ghép. Nhưng mức độ đau sẽ giảm dần. Bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ thì vết thương sẽ nhanh lành.
Đồng thời, ghép xương hàm có đau không còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sĩ cũng như công nghệ, trang thiết bị của nha khoa. Để giảm thiểu đau nhức sau khi ghép xương răng, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giỏi.
5. Những trường hợp cần cấy ghép xương răng trước khi cắm trụ Implant
Mất răng khiến xương hàm bị tiêu dần đi. Bằng mắt thường khó có thể nhận thấy được tình trạng tiêu xương, thông qua chụp phim x-quang sẽ có những chuẩn đoán chính xác nhất. Không phải bất kỳ ai cấy ghép răng Implant đều phải ghép xương hàm, chỉ có một số trường hợp dưới đây mới cần phải ghép xương răng kết hợp với cấy ghép:
+ Vùng xương hàm chỗ vị trí răng đã mất bị tiêu.
+ Bệnh nhân bị viêm nha chu khiến răng bị gãy rụng và tiêu xương.
Trên đây là những kiến thức về ghép xương răng và những lưu ý khi ghép xương trong Implant. Nếu bạn vẫn còn lo lắng ghép xương hàm có đau không, quy trình ghép xương như thế nào? Hãy gọi đến Hotline: 09 456 9999 0 / 1800 6279 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.