Bệnh hôi miệng và cách phòng tránh bạn nên biết

Ôi người này hôi miệng, nên tránh xa! Đó là suy nghĩ của những ai từng trò chuyện, thậm chí đứng gần người mắc bệnh. Hôi miệng khiến bạn và người xung quanh cảm thấy e ngại khi giao tiếp.  Rất nhiều người thắc mắc, mặt dù tôi chải răng ngày 3 lần vào sáng, trưa, tối nhưng sao hơi thở vẫn bốc mùi. Vậy hãy cùng Nha khoa Việt Úc tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm hướng khắc phục nhé!

benh hoi mieng

Hôi miệng phải làm thế nào?

Hôi miệng không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng rõ ràng làm bạn mất tự tin, không dám đến gần bất cứ ai. Hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng.

– Chải răng không sạch. Sau khi ăn thường những mảng vụn thức ăn sẽ bám ở mặt nhai của các răng hàm và ở kẻ răng. Nếu bạn vệ sinh răng không kỹ sẽ tồn đọng thức ăn, sau đó thức ăn thừa sẽ phân hủy, vi khuẩn sinh sôi tạo mùi hôi.

– Lưỡi bị viêm, là nơi bả thức ăn dễ bám dính tạo cơ hội cho vi khuẩn phân hủy protein tạo mùi hôi.

Sâu răng lâu ngày không điều trị. Răng tốt khỏe được bảo vệ bởi lớp men và ngà răng phía ngoài, một khi các lớp bảo vệ này bị hư hại thì vi khuẩn sẽ tất công khiến phần mô răng này bị đổi màu sau đó lỗ sâu sẽ lan rộng gây nên hiện tượng nhồi nhét thức ăn. Bạn cứ tưởng tượng nếu một lượng lớn thức ăn đọng trong lỗ sâu lâu ngày không được lấy ra thì sẽ như thế nào chứ.

benh hoi mieng

Bệnh hôi miệng với nhiều nguyên nhân cần được khắc phục kịp thời

– Viêm nha chu, viêm nướu, viêm lợi. Hiện tượng này rất phổ biến, nhiều người sợ đi nha sĩ nên khi chịu không được nữa mới dám đi khám, lúc này tình trạng đã trở nặng như viêm nha chu, nướu răng, hôi miệng, sâu răng, thậm chí có những trường hợp nha chu nặng phải nhổ bỏ hàng loạt răng. Mảnh vụn thức ăn lâu ngày không được làm sạch thì hình thành vôi răng, vôi răng không được lấy sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu, nha chu khiến nướu răng sưng đỏ, chảy máu chân răng, hơi thở bốc mùi và cuối cùng là chân răng lung lay.

– Khô miệng. Nước bọt có nhiệm vụ giữ ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, nhưng một khi nướt bọt giảm thì vi khuẩn sẽ tăng sinh nhiều hơn. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thuốc hạ huyết áp, trầm cảm, thuốc an thần cũng khiến nước bọt trong miệng giảm.

– Những người hút thuốc lá, rượu bia nhiều sẽ làm hơi thở có mùi nặng hơn.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh như dầu mỡ quá nhiều hoặc những thực phẩm giàu chất béo, hành, tỏi…sẽ khiến hơi thở bốc mùi.

– Cũng có những trường hợp mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm dạ dày, những bệnh này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng đấy.

Trước tiên cần xác định chứng hôi miệng bắt nguồn từ đâu sau đó mới tìm hướng giải quyết. Cần chú ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng, chải răng sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch kẻ răng, nếu răng bị sâu hoặc nướu răng gặp vấn đề cần điều trị sớm. Thường xuyên uống nước cũng là một cách, nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và các loại hoa quả tốt cho răng miệng. Và nếu là tín đồ của bia rượu, thuốc lá hay ca phê thì hạn chế được càng nhiều thì tốt. Nếu mang răng giả thì sau khi ăn nên tháo rời để vệ sinh chúng sạch sẽ. Khám nha sĩ định kỳ và lấy cao răng 1 năm/2 lần.

Chúc các bạn sức khỏe