Răng sâu vào tủy là tình trạng sâu răng tiến triển nặng, lan tới tủy răng gây viêm tủy. Nhận biết sớm những dấu hiệu sâu răng đến tủy giúp Cô Chú, Anh Chị sớm điều trị đúng cách, đảm bảo sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Sâu răng là gì? Sâu răng do nguyên nhân từ đâu?
Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng, hay còn gọi là quá trình hủy khoáng. Hiểu đơn giản thì, sâu răng là một bệnh lý răng miệng phá hoại cấu trúc của răng, tạo thành những lỗ màu xám đen trên bề mặt răng.
Nguyên nhân gây sâu răng là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra. Cụ thể là các loài vi khuẩn Lactobacillus, Streptococcus mutans và Actinomyces. Các vi khuẩn này gây tổn thương cho răng trong môi trường chứa carbohydrate lên men đường, điển hình là các loại đường sucrose, fructose và glucose.
Dấu hiệu răng sâu vào tủy là gì? Các giai đoạn nhận biết răng sâu vào tủy
Khi răng sâu vào tủy, Cô Chú, Anh Chị không chỉ cảm thấy đau nhức, khó chịu, ăn nhai khó khăn mà mức độ đau nhức ngày một tăng, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Cô Chú, Anh Chị có thể nhận biết dấu hiệu răng sâu đến tủy qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn chớm đầu
Cô Chú, Anh Chị sẽ thấy ê buốt răng khi ăn uống các thực phẩm nóng lạnh, khi hít gió hoặc khi có sự thay đổi về áp suất. Thỉnh thoảng sẽ thấy răng đau nhức theo cơn thoáng qua, nhưng những dấu hiệu ban đầu này thường bị bỏ qua.
Giai đoạn răng sâu vào tủy
Những cơn đau nhức đến nhiều hơn với cường độ nặng hơn. Sâu răng ăn vào tủy có thể gây đau âm ỉ, kéo dài liên tục cả ngày hoặc đau theo từng cơn dữ dội, lan lên đỉnh đầu. Đau nhức nhiều về đêm, dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc đỡ ít, khiến Cô Chú, Anh Chị mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và làm việc.
Giai đoạn viêm tủy nặng
Đây là dấu hiệu răng sâu vào tủy rất nghiêm trọng, nếu không điều trị sẽ gây viêm tủy răng, hoại tử tủy. Khi tủy răng chết Cô Chú, Anh Chị sẽ không thấy đau nữa. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý sẽ xuất hiện: miệng hôi do thức ăn giắt trong lỗ sâu, viêm lợi gây đau xung quanh răng sâu, xuất hiện nốt trắng ở nướu, có ổ mủ hay mủ chảy ra ở vùng nướu ngang chân răng, mặt sưng, răng bị lung lay, vỡ, gãy…
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ! Khi răng sâu vào tủy, mô răng bị phá hủy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai. Răng sâu rất nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh, gây ra những cơn ê buốt răng, thậm chí đau buốt lên tận đầu. Việc ăn uống không được sẽ làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc.
Nếu không nhận biết được dấu hiệu răng sâu để điều trị sớm, tủy răng bị viêm nhiễm nặng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm chóp răng, viêm cuống răng, áp xe ổ chân răng, viêm nhiễm ổ xương hàm, nhiễm trùng, lây lan viêm nhiễm sang các răng khác và các tổ chức quanh răng, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí có thể tử vong.
Với những biến chứng nguy hiểm khi răng sâu, bệnh lý cần phải được phát hiện và điều trị sớm. Càng để lâu, sâu răng càng nặng, gây viêm tủy răng, hoại tử tủy, rất khó điều trị và khó có thể giữ lại răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các biến chứng khi bị sâu răng vào tủy
Sâu răng có thể diễn ra ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tiến triển từ từ qua men răng, ngà răng và nặng nhất là xâm nhập, gây viêm tủy và phá hoại tủy. Răng sâu vào tủy nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Các biến chứng khi bị sâu răng vào tủy như:
Sâu răng nặng làm vỡ thân răng
Khi răng sâu nặng không còn đảm nhận được chức năng ăn nhai, thân răng vỡ to lan xuống cả phần chân răng khiến răng không thể giữ lại được.
Viêm nhiễm vùng chóp
Nếu tổ chức tủy bị viêm không được loại bỏ ngay, hiện tượng viêm nhiễm sẽ đi sâu xuống chân răng, tới vùng chóp răng (cuống răng) gây viêm nhiễm ở vùng chóp.
Viêm xương hàm
Ổ nhiễm trùng lan rộng, tạo nang to phá hủy xương hàm làm xương hàm bị gãy, tổn thương thần kinh, mạch máu,…
Sưng nướu răng quanh vùng viêm nhiễm
Viêm nhiễm ở vùng chóp sẽ tạo thành ổ mủ ở vùng chóp răng gây sưng mặt, đau, răng lung lay, abscess chóp răng, có khi răng phải nhổ bỏ.
Mất nhiều răng nếu vùng viêm nhiễm lan rộng
Viêm nhiễm vùng chóp lâu ngày, ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Tùy tình trạng ổ nhiễm trùng lan đến đâu mà các răng lân cận có thể chữa được để giữ lại hay cũng phải nhổ gây mất nhiều răng.
Cách điều trị tình trạng răng sâu ăn vào tủy hiệu quả
Tùy theo mức độ sâu răng hiện tại của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là 3 cách điều trị tình trạng răng sâu ăn vào tủy hiệu quả:
Trường hợp răng sâu vào tủy chưa gây ra biến chứng
Bác sĩ sẽ chữa tủy răng bằng cách gây tê mở buồng tủy, bơm rửa và lấy sạch tủy nhiễm khuẩn ở buồng tủy, ống tủy. Sau đó bác sĩ sẽ trám bít ống tủy, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Nếu vết sâu răng không lớn, phần thân răng sẽ được hàn trám lại. Nếu vết sâu răng lớn, bác sĩ có thể dùng mão răng chụp lên bảo vệ răng giúp Cô Chú, Anh Chị ăn nhai bình thường.
Trường hợp răng sâu vào tủy gây nhiễm trùng chóp răng
Bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt cuống răng để loại bỏ ổ viêm. Bác sĩ sẽ gây tê ở vùng tiểu phẫu, sau đó tiến hành các thủ thuật mở lợi, loại bỏ xương để lộ phần chóp răng bị nhiễm trùng và loại bỏ ổ viêm nhiễm ở phần chân răng.
Ống tủy ở phần chân răng còn lại sẽ được hàn kín lại, lỗ hổng ở phần xương sẽ được lấp đầy bằng xương nhân tạo và khâu kín niêm mạc đã mở trước đó.
Trong trường hợp phần tủy đã chết
Thông thường, bác sĩ luôn tìm cách bảo toàn tối ưu cho răng. Nhưng khi răng bị sâu nặng, gây viêm nhiễm, mức độ ăn mòn của răng lớn thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng sâu, tránh nhiễm trùng toàn bộ tủy răng và lan sang răng bên cạnh.
Bằng các dụng cụ thích hợp, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và nhổ răng một cách nhẹ nhàng, không gây đau, đồng thời, ổ nhiễm trùng cũng được loại bỏ nhanh chóng.
Cách ngăn ngừa tình trạng sâu răng đến tủy
Cô Chú, Anh Chị có thể ngăn chặn tình trạng sâu răng ăn vào tủy bằng cách thực hiện thường xuyên các bước chăm sóc răng miệng sau:
- Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc, nhẹ nhàng làm sạch vi khuẩn và mảng bám trên răng và nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ những vi khuẩn cứng đầu mà bàn chải không chải tới được.
- Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ ăn nhanh, những món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn có chứa nhiều đường, tinh bột, tránh ăn đồ cứng… và tăng cường ăn rau xanh.
- Khám và cạo vôi răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để giữ vệ sinh răng, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng, nhất là sâu răng.
- Khi thấy răng có lỗ hay răng đau, nên đi khám bác sĩ ngay, không chờ đến khi đau răng mới đi khám. Không nên trì hoãn hay bỏ điều trị vì bất kỳ nguyên nhân gì.
Hướng dẫn cách giảm đau răng sau khi lấy tủy
Sau khi điều trị tủy răng xong, thông thường cảm giác đau nhức sẽ hết và Cô Chú, Anh Chị sẽ không cảm nhận được nhiệt ở vị trí răng vừa lấy tủy. Nếu vẫn còn cảm đau nhức sau khi lấy tủy thì tuyệt đối không nên tự mua thuốc giảm đau để uống, không nên tự cậy miếng trám mà phải đến nha khoa uy tín đề được xử lý kịp thời:
- Nếu nguyên nhân đau do còn sót tủy: bác sĩ sẽ gỡ bỏ miếng trám, điều trị tủy lại từ đầu. Tuy nhiên quá trình điều trị tủy lại sẽ khó hơn nhiều nên phải thực hiện ở nha khoa có uy tín để đảm bảo an toàn.
- Nếu do miếng trám không khít: bác sĩ sẽ làm lại miếng trám cho khít sát. Trường hợp xấu nhất do thủng sàn, thủng chóp thì bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ và tiến hành trồng răng mới thay thế..
Nếu chưa thể đến nha khoa ngay thì có một số cách hướng dẫn cách giảm đau răng sau khi lấy tủy đơn giản Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng tạm thời như: chườm đá lạnh, súc miệng nước muối, súc miệng bằng nước trà xanh,…
Sâu răng đến tủy có tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn không?
Khi bị sâu răng, mô răng thật sẽ không còn được nuôi dưỡng, cung cấp chất dinh dưỡng, dần dần trở nên giòn yếu, nứt vỡ. Thông thường răng sâu bị vỡ sẽ rơi vào một số trường hợp: vỡ mảnh nhỏ, vỡ >50% thân răng hoặc vỡ, gãy chỉ còn chân răng sót lại. Hầu hết các trường hợp này đều có thể phục hình dễ dàng nếu không bị viêm nhiễm quá nặng và vẫn có khả năng điều trị.
Khi sâu răng ăn vào tủy sẽ gây xung huyết, tăng áp lực ở lòng mạch dẫn đến giãn mạch. Trong khi đó, tủy răng được bọc bởi một lớp vỏ cứng không thể co giãn nên buồng tủy sẽ bị tăng áp suất, dẫn đến chết tủy, răng có thể lung lay, dễ gãy rụng, nguy cơ mất răng vĩnh viễn rất cao.
Trường hợp hợp sâu răng đến tủy, nếu không điều trị sẽ gây viêm nhiễm và tiếp tục phá hủy các vùng xương răng xung quanh. Từ đó dẫn đến tình trạng mất răng hàng loạt, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng đến tinh thần,… Vì vậy chân răng bị nhiễm trùng nặng, hoại tử tủy thì có thể bắt buộc phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh nhiễm trùng lan rộng gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Các phương pháp điều trị sâu răng vào tủy hiện nay
Đối với từng tình trạng và mức độ sâu răng vào tủy khác nhau, có nhiều cách để có thể phục hình lại răng đã bị vỡ cũng như đảm bảo duy trì chức năng ăn nhai của răng sau khi đã loại bỏ hết các mô nhiễm khuẩn.
Trám răng
Trong trường hợp răng sâu chỉ bị vỡ mảnh nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ tư vấn Cô Chú, Anh Chị khắc phục bằng cách trám răng. Nếu răng mới bị vỡ, sứt mẻ mảnh nhỏ thì nên tới nha khoa điều trị sớm để có thể bảo tồn răng gốc tối đa.
Trám răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản và thường không cần gây tê. Trước khi thực hiện trám răng vỡ do sâu, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ toàn bộ các mô răng nhiễm khuẩn để ngăn chặn tình trạng sâu răng tiếp tục phát triển.
Composite là vật liệu trám răng thông dụng nhất hiện nay, đảm bảo thẩm mỹ do màu sắc giống răng thật và có độ bền cao.
Bọc răng sứ bảo tồn
Nếu răng bị vỡ mảng lớn hoặc gãy chỉ còn chân răng, lựa chọn duy nhất để phục hình răng là bọc răng sứ bảo vệ răng và phục hồi chức năng ăn nhai.
Trong trường hợp răng bị sâu ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy răng trước để tránh nhiễm trùng lan rộng và gây biến chứng. Sau đó, vị trí của tủy răng đã bị loại bỏ sẽ được lấp lại bằng các vật liệu nhân tạo và trám bít lại trước khi tiến hành bọc răng sứ.
Thông thường để bọc răng sứ, Cô Chú, Anh Chị sẽ được chụp X – quang xương hàm kiểm tra chân răng và tình trạng xương hàm tại vị trí răng sâu. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ giải quyết triệt trước khi thực hiện mài phần thân răng tạo khoảng trống gắn mão. Sau đó dấu răng sẽ được lấy để chế tạo mão sứ phù hợp. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng một lần cuối cùng để đảm bảo độ khít của mão và răng vĩnh viễn, sau đó mới cố định mão hoàn toàn.
Bị sâu răng đến tủy có trồng răng Implant được không?
Răng bị sâu đến tủy nếu không thể phục hồi sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng giả bù vào chỗ răng vừa nhổ để không bị tiêu xương hàm và tránh cho hàm răng bị xô lệch. Vậy, bị sâu răng đến tủy có trồng răng Implant được không?
Trồng răng Implant được chứng minh là phương pháp phục hồi răng mất hiệu quả tốt nhất hiện nay, có thể áp dụng được cho nhiều trường hợp mất răng, trong đó có trường hợp mất răng do bị chết tủy.
Nên điều trị sâu răng đến tủy trước khi trồng răng Implant không?
Trồng răng Implant yêu cầu một môi trường răng và xương hàm khỏe mạnh để đạt được kết quả tốt và bền vững. Khi đang bị sâu răng đến tủy Cô Chú, Anh Chị cần điều trị dứt điểm bệnh lý và các viêm nhiễm trong khoang miệng trước khi tiến hành trồng răng Implant. Điều này giúp tránh biến chứng nhiễm trùng, tổn thương xương hàm do sâu răng vẫn phát triển, ảnh hưởng đến sự ổn định và tích hợp lâu dài của Implant.
Trong trường hợp phải nhổ răng, thì bao lâu có thể trồng răng Implant được?
Việc chọn thời điểm nào để trồng răng Implant, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên sâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Cô Chú, Anh Chị. Thông thường, sau khi nhổ răng có thể được tiến hành trồng Implant vào những thời điểm sau:
- Sau 1 – 2 tháng nhổ răng: nếu xương hàm không còn nguyên vẹn hoặc xuất hiện tiên lượng nhiều nguy cơ nên cấy ghép Implant tức thì.
- Sau 3 – 4 tháng nhổ răng: thời điểm này xương đã lấp kín huyệt ổ răng, các mô mềm cũng lành thương hoàn toàn rất thích hợp cho quá trình trồng răng, kiểm soát vạt lợi.
- Sau 4 – 12 tháng nhổ răng: lúc này, xương hàm đã lành thương hoàn toàn. Đảm bảo vị trí cắm trụ Implant ổn định, tăng khả năng tích hợp xương.
Các câu hỏi thường gặp khi điều trị răng sâu vào tủy
Lấy tủy răng là quá trình loại bỏ các phần mô tủy răng chết, bị viêm nhiễm hoặc hoại tử chấm dứt tình trạng đau nhức và bảo vệ răng miệng. Đây là một điều trị quan trọng khi sâu răng ăn sâu vào tủy.
Điều trị sâu răng vào tủy có đau không?
Trong quá trình lấy tủy răng, Cô Chú, Anh Chị sẽ được sử dụng thuốc tê nên chỉ cảm thấy hơi cứng hàm một chút, chứ không khó chịu hay đau nhức. Nếu tay nghề bác sĩ giỏi và sử dụng liều lượng thuốc tê vừa đủ thì việc lấy tủy hoàn toàn nhẹ nhàng, không đau.
Sau 1 – 2 giờ sau điều trị, Cô Chú, Anh Chị có thể sẽ có cảm giác răng hơi ê. Bởi lúc này vật liệu trám còn mới, cần thời gian thích ứng với môi trường răng miệng.
Tại sao lấy tủy xong, răng vẫn còn đau?
Răng bị sâu đến tủy sau khi được lấy tủy xong đã loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, viêm nhiễm, chấm dứt tình trạng đau nhức và ê buốt.
Nếu răng lấy tủy rồi mà vẫn còn đau, thậm chí là sưng hay có mủ thì có thể do bác sĩ lấy tủy chưa sạch hoặc có sai sót trong quá trình điều trị làm ảnh hưởng đến các mô mềm. Lúc này, Cô Chú, Anh Chị cần quay trở lại nha khoa ngay để bác sĩ kiểm tra.
Thông tin liên hệ Nha khoa Việt Úc
Hiện nay, Nha khoa Việt Úc là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ chỉnh nha chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Nha khoa Việt Úc còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với “Liệu pháp chỉnh nha không đau” cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Nha khoa Vệt Úc để thăm khám, tư vấn và điều trị