Những tác hại của bệnh tụt lợi bạn cần biết

Tụt lợi là một trong nhiều bệnh lý phổ biến. Tuy không không gây đau và mất thẩm mỹ ngay tức thì, nhưng lâu dài, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, về thẩm mỹ, về chức năng, về cấu trúc và “từ chối” với tất cả các biện pháp thẩm mỹ răng thông thường nhất.

Nhận diện bệnh tụt nướu

Tụt nướu là hiện tượng lộ chân răng do lợi bị co lại hoặc do lợi di chuyển dần về phía chóp chân răng. Diễn tiến tất  yếu của bệnh tụt nướu là tình trạng mất cenment chân răng, lộ ngà răng, dễ bị kích ứng và làm mất thẩm mỹ cho răng

tac hai benh tut loi ban can biet

Biểu hiện của bệnh tụt nướu

Khi bạn nhận thấy khoảng nướu sát chân răng ngày càng thấp hơn so với “mặt bằng” chung của toàn bộ bền mặt nướu, kèm theo cảm giác như nướu bị tách nhẹ khỏi bền mặt răng thì có nghĩa bạn có thể đang bị tụt nướu. Nếu tình trạng không dừng lại mà có xu hướng phát triển nặng hơn thì chắc chắn là bạn đang vị bệnh tụt nướu.

Ban đầu, ngoài sự thay đổi của nướu có thể nhận thấy bằng mắt thường này ra, người bị tụt nướu gần như không cảm thấy đau đơn, nhức nhối hay có cảm giác gì khác thường.

Hậu quả của bệnh tụt nướu?

Tiếp theo hiện tượng nướu tiến sát về chóp chân răng là tình trạng mất men răng và cenment chân răng. Ngà răng sẽ dần dần lộ ra gây ê buốt răng. Ngà răng lộ chính là nguyên nhân khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ ê buốt, dễ bị kích thích nóng lạnh và lực tác động.

Đáng nói ở chỗ, tình trạng mất men và cenment chân răng có thể không diễn ra từ từ và bạn có thể nhận biết. Nó có thể xuất hiện đột ngột và khi bộc lộ thành dấu hiệu thì tình trạng đã nghiêm trọng. Khi tổ chức cứng của răng bị mòn với tốc độ nhanh như thế thì việc điều trị và kiểm soát sẽ rất khó khăn.

tac hai benh tut loi ban can biet 1

Những tác hại bất lợi dễ nhận biết mà tụt nướu gây ra

Răng nhạy cảm, ê buốt chính là tác hại đầu tiên mà người bệnh gặp phải. Điều này sẽ gây ra nhiều bất tiện cho bạn trong khi ăn uống và chăm sóc răng miệng.

Do ngà răng lộ ra ngoài nên khi bạn ăn đồ nóng hoặc lạnh đều dễ bị buốt. Khi nhai, răng cảm giác thấy yếu hơn bình thường, lực nhai không đầy đủ.

Nướu bị tụt, hở làm mất đi diện tích che phủ và bảo vệ cổ răng, chân răng. Do đó, khi chải răng bệnh nhân sẽ thấy rất chối, khó khăn khi chải. Không những thế,  chính việc chải răng với kỹ thuật không đúng có thể khiến cho tình trạng mòn cổ răng và tụt nướu trở nên nghiêm trọng hơn.

tac hai benh tut loi ban can biet 2

Phòng và điều trị bệnh tụt nướu như thế nào

Để đề phòng bệnh tụt nướu nên chú ý đặc biệt trong cả ăn uống lẫn cách chăm sóc răng miệng hàng ngày. Không nên ăn đồ ngọt trước khi ngủ, không dùng tăm nhọn để xỉa răng, nên dùng bàn chải lông mềm, tròn  và chỉ nha khoa để chải sạch mảng bám trên răng. Dùng các loại nước súc miệng có chứa Chlorhexidin, Sodium fluorid, Potassium nitrat để làm sạch răng miệng, hạn ê buốt và mất men răng.

Lấy cao răng định kỳ là cách loại bỏ môi trường vi khuẩn gây tách nướu và tụt nướu ở cổ răng hiệu quả. Khi tình trạng tụt nướu diễn ra, nên tiến hành điều trị sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ một cách nghiêm ngặt.

*Lưu ý*: Hiệu quả tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người